CHUYỂN TONE NHƯ THẾ NÀO VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH TONE SAO CHO ĐÚNG

20/02/2020 59004

Bạn chơi đàn đã lâu nhưng ít khi quan tâm đến chuyện : CHUYỂN TONE NỮ VÀ TONE NAM CỦA BÀI HÁT như thế nào cho đúng cách và thật nhuần nhuyễn. Vẫn còn rất nhiều bạn đến tận bây giờ vẫn chưa xác định được Tone của mình ở đâu...Đây là một điều rất quan trọng đó các bạn nhé! Việc xác định Tone giọng của mình ở đâu sẽ liên quan rất nhiều trong việc định hình phong cách của bạn. Vì vậy đừng bỏ qua bước cực kì quan trọng này.

Bài viết dưới đây sẽ bật mí giải đáp những thắc mắc giúp bạn có một câu trả lời một cách chính xác nhất.

Những thông số cực kì quan trọng mà bạn cần biết

Âm vực của giọng hát.

Giọng nữ:
- Nữ cao (Soprano): C4 - A5
- Nữ trung (Mezzo-soprano): A3 - F5.
- Nữ trầm (Contralto/Alto): G3 - D5.

Giọng nam:
- Nam cao (Tenor): B2 - G4
- Nam trung (Baritone): G2 - E4
- Nam trầm (Bass): E2 - C4
----
* 1 Tone = 1 bán cung
* 1 bát độ có 12 bán cung.
* Cặp bậc hợp âm bậc 5 : vd. G là bậc 5 của C, và C là bậc 4 của G
- C>F - F>B - B>E - E>A - A>D - D>G - G>C. (Những cặp hợp âm này bạn cần học thuộc)

âm vực

Để giúp các bạn hiểu hơn về các khái niệm ở trên mình sẽ giải thích từng thuật ngữ cụ thể: 

1. Âm vực là gì?

Bạn hãy chú ý vào 7 nốt nhạc có phím màu trắng và 5 phím đen nằm xen kẽ trên cây đàn Piano... 7 nốt nhạc đó có tên là C-D-E-F-G-A-B tính cả 5 phím đen nữa tổng là 12 phím. 

Âm vực kí hiệu là AV được dùng trong chuyên môn. Nó được hiểu theo nghĩa là phạm vi giữa âm thấp nhất và âm cao nhất của một nhạc cụ, tiếng nói hoặc giọng hát... mà loại nhạc cụ được phát ra.

Với nhiều bạn đã có kĩ năng chơi đàn lâu và có khả năng cảm thụ được âm nhạc thì có thể xác định ranh giới hoặc mức độ cung bậc về AV tương đối của các tiếng âm thanh được phát ra.

Cụ thể:  cao, nửa cao, trung bình, nửa thấp, thấp.

Theo một nghiên cứu nhỏ của các nhà khoa học đã chứng minh được rằng: AV giọng nói của phụ nữ và trẻ em cao gấp đôi AV giọng nói của nam giới. Việc bạn xác định được AV của người sẽ giúp bạn dễ dàng xác định được độ cao thấp âm vực giọng của mỗi người. Từ đó, đo âm vực và biết mình thuộc giọng gì dễ dàng hơn

Đừng lo lắng vì bạn không biết đo như thế nào nhé! Hãy dùng Piano hoặc keyboard để đối chiếu, hoặc nếu muốn biết chính xác hơn thì có thể nhờ đến những chuyên gia có kinh nghiệm. Họ sẽ giúp bạn xác định một cách chính xác nhất âm vực của bạn đến đâu

Các phím đàn từ trái sang phải của đàn piano cho ta một chuỗi âm thanh tăng dần đến cao nhất... Từ đó ta có Âm vực của đàn piano từ nốt thấp nhất đến nốt cao nhất là 8 bát độ.

Đàn guitar acoustic có âm vực giới hạn hơn vì được bắt đầu với nốt thấp nhất là E2 rồi đến C3 (ở ngăn 3 dây 5), C4 (ở ngăn 1 dây 2), C5 (ở ngăn 8 dây 1) và nốt cuối cùng C6 (ở ngăn 20 dây 1). Những vùng khác trên cần đàn là lặp lại của những nốt này. Vậy E2 đến C6 là âm vực của đàn guitar acoustic.

Xem thêm: Bảng giá đàn Guitar hiện nay

  • Kí hiệu các nốt nhạc:
    C: do
    D: re
    E: mi
    F: fa
    G: sol
    A: la
    B: si
  • Từng cặp giọng trưởng và giọng thứ song song

    Đô Trưởng (C) và La thứ (Am)

    Sol Trưởng (G) và Mi thứ (Em)

    Rê Trưởng (D) và Si thứ (Bm)

    La Trưởng (A) và Fa (thăng) thứ (F#m)

    Mi Trưởng (E) và Đô (thăng) thứ (C#m)

    Si Trưởng (B) và Sol (thăng) thứ (G#m)

    Fa (thăng) trưởng (F#) và Rê (thăng) thứ (D#m)

    Đô (thăng) Trưởng (C#) và La (thăng) thứ (A#m)

    Fa Trưởng (F) và Rê thứ (Dm)

    đổi Tone giọng

2. Âm vực của người hát.

Âm vực của người hát được chia làm 2 giọng Nam và Nữ. Lí do vì âm vực Nữ cao hơn âm vực Nam khoảng hơn 1 bát độ. Rồi âm vực Nam và Nữ lại được phân thành nhiều giọng khác nhau... Điển hình là giọng Trầm, Trung và Cao.

Từ đây ta có thể gom gọn âm vực của tất cả các giọng Nam khoảng từ E2 đến G4. Ví dụ như giọng ca sỹ Ngọc Hạ đến D5.

3. Âm vực của Bài hát.

Mỗi bài hát đều có âm vực riêng của nó. Giống như một người ca sĩ, mỗi bài hát sẽ có âm vực riêng . Một bài hát viết cho trẻ con thì chỉ vỏn vẹn có 1 bát độ. Không nói đến nhạc kịch Opera. Chỉ bàn đến nhạc phổ thông, nhạc trẻ, nhạc nhẹ, nhạc thính phòng v.v... âm vực của các loại nhạc này có khoảng âm dưới 2 bát độ (24 bán cung).

Đối với các thể loại như nhạc Sến có dưới 20 bán cung, thấp nhất có lẽ là 17 bán cung. Các nhạc sỹ viết loại nhạc phổ thông thường viết cao nhất từ nốt D4 ở dòng kẽ thứ 4 viết xuống, là những bài hát viết cho giọng Nữ. Nếu viết cho giọng Nam sẽ có nốt cao nhất từ nốt E4 nằm ở khe thứ 4 lên đến nốt G4 (hiếm).

Những bài hát được viết nốt trên 5 dòng kẽ ở khóa Sol thực tế chỉ nằm ở âm vực bát độ 3 và 4, nếu viết đúng bát độ 5 thì các nốt nhạc sẽ không nằm trong 5 dòng kẽ... Vì thế khi viết nhạc phổ thông cho giọng Nữ hát chỉ viết đến nốt D4 và khi hát ca sỹ Nữ sẽ hát trên 1 bát độ...

Lời khuyên dành cho các bạn 

Trong giới nghệ sĩ, chúng ta cũng từng biết đến một Bùi Anh Tuấn có chất giọng siêu khủng, anh có thể thực hiện các nốt nhạc cao mà không hề gặp khó khăn gì cả. Hay ca sĩ Lệ Quyên với chất giọng trữ tình lãng mạn làm say đắm bao con tim thính giả. 

ca sĩ Lệ Quyên

Thực tế cho thấy rằng, không ai sinh ra là có thể có được một chất giọng trời phú liền cả. Đó là cả một quá trình luyện tập và rèn luyện. Nếu kiên trì luyện tập đúng kỹ thuật. Bạn có thể cải thiện phần nào chất giọng của mình. Ngược lại, nếu bạn tự học nhưng lại học sai cách, không đúng kĩ thuật, không làm theo hướng dẫn một cách đúng đắn sẽ dễ dàng bị khàn họng và lâu dần sẽ bị mất tiếng. Các bạn có điều kiện hơn một chút sẽ tìm đến các lớp thanh nhạc.Tại đây, họ sẽ được các giáo viên xác định lại âm vực cũng như loại chất giọng của bạn. Ngoài ra, bạn còn được chỉ ra các ưu điểm, khuyết điểm.

Bạn sẽ được hướng dẫn kỹ thuật luyện thanh (Lấy hơi, ghìm hơi, đẩy hơi, ngân, rung, phát âm...) và hướng dẫn các bài xướng âm để phát triển âm vực của mình.

Cứ như vậy, trong một thời gian rèn luyện. Tôi tin chắc rằng, bạn có thể mở rộng được âm vực của mình khoảng 1-1,5 cung mà vẫn giữ nguyên được chất giọng tự nhiên.

Hãy cố gắng luyện tập thường xuyên vào lúc nào rảnh rỗi (tốt nhất là vào buổi sáng sớm). Điều mà bạn cần làm là hãy tiến hành những bước cơ bản sau Hát nâng cao dần (tối thiểu là cao hơn 1 nốt so với thường lệ), rồi hạ thấp dần đến một cao độ thích hợp (Tăng dần từng nửa cung đến cao độ thích hợp, sau đó tiến hành ngược lại).

Chú ý, cần kiên trì, ban đầu hát nhỏ, sau đó to dần, đừng gắng sức quá mức (có thể là hư giọng). Kiên trì tập luyện trong thời gian dài như vậy, âm vực của bạn sẽ được mở rộng dần, thêm được 1-1,5 cung.

Mỗi người đều có cho mình một chất giọng riêng, bạn đừng nên vì ai mà thay đổi theo cố bắt mình làm mới chất giọng đó. Không ai là giống nhau trong thế giới muôn hình vạn trạng này đâu các bạn ạ. 

Mỗi người trong chúng ta sẽ theo đuổi những nền tảng, những phong cách âm nhạc khác nhau. Vì vậy chúng ta không cần là cái bóng của ai mà hãy là chính mình. Tùy theo Tone và chất giọng của mình để chọn những bản nhạc phù hợp nhất bạn nhé !

Chúc các bạn thành công !

Có thể bạn quan tâm: