15 Sự Thật Thú Vị Về Nhà Soạn Nhạc Vĩ Đại Mozart

09/09/2020 8274

15 sự thật thú vị về nhà soạn nhạc vĩ đại Mozart sẽ khiến bạn càng thêm hiểu và yêu quý thiên tài âm nhạc lừng danh trong thế giới nhạc cổ điển. Mời bạn cùng thế giới nhạc cụ tìm hiểu nhé!

Dưới đây là những sự thật về nhà soạn nhạc vĩ đại - Wolfgang Amadeus Mozart (1756 - 1791)

1. Mozart thuận tay trái hay tay phải?

Những người thuận tay trái được cho là có khả năng sáng tạo hơn những người thuận tay phải, và Mozart- cũng giống như nhiều nghệ sĩ khác, thuận tay trái. Danh sách còn có Sergei Rachmaninoff, Carl Philippe Emmanuel Bach, Ludwig van Beethoven, Niccolo Paganini, và các nghệ sĩ thời nay như Daniel Barenboim và Nicola Benedetti.

2. Bản nhạc cuối cùng của Mozart

Requiem (nhạc cầu hồn) là một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của Mozart . Nhiều người tin rằng chính Mozart viết tác phẩm này cho chính mình. Tuy nhiên cũng có lời đồn rằng: một bá tước bí ẩn Franz von Walseg nói rằng ông đã tự viết nó cho đám tang của vợ mình. Đây là một trong nhiều câu chuyện xoay quanh Requiem, mỗi câu chuyện cần được xem xét.

Vì không biết ai là người viết bản Requiem, khiến nhiều người tin rằng Mozart được trả tiền để viết bản Requiem cho đám tang của chính mình. Tuy nhiên, ông đã bị ốm một thời gian và trạng thái tâm trí rõ ràng là không sáng suốt. Có nhiều bằng chứng cho thấy Mozart đã qua đời trước khi hoàn thành tác phẩm này.

Phiên bản hoàn chỉnh của Requiem (được hoàn thiện bởi Franz Xaver Sussmayr) đã được chơi tại đám tang của Mozart. Ngoài ra, tác phẩm cũng được trình diễn tại lễ an táng của Napoléon I vào năm 1840 và tại đám tang của Frederick Chopin năm 1848.

Bản nhạc cuối cùng của MozartBản nhạc cuối cùng của Mozart "Requiem"

3. Tên gọi khác của Mozart

Mặc dù trong phim "Amadeus" và trên những chương trình sân khấu mô tả Mozart được Constanze (vợ) gọi là ‘Wolfie’, tuy nhiên không có bằng chứng trong bất kỳ tài liệu đương thời nào chứng thực điều này.

4. Tên thật của Mozart

Mặc dù chúng ta biết tên của ông là Wolfgang Amadeus Mozart, tuy nhiên trước đó ông được đặt tên là Joannes Chrysostonus Wolfgangus Theophilus Mozart. Theophilus trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "được Chúa yêu thương". Nhưng dường như có lẽ Mozart thích bản dịch tiếng Latinh- Amadeus.

Là người đa ngôn ngữ, Mozart thường chuyển tên của mình sang các ngôn ngữ khác và từ năm 1770 trở đi, ông thường dùng Amadeo hoặc Amade làm tên đệm của mình. Mozart cũng còn có một tên khác nữa: Tại một buổi hòa nhạc ở Prague vào năm 1791 để quyên góp tiền cho gia đình sau khi ông qua đời, tên ông đã được công bố để tưởng nhớ là Wolfgang Gottlieb Mozart - Gott (Chúa) lieb (tình yêu).

5. Nơi an nghỉ của Mozart

Mozart đã được chôn cất trong một ngôi mộ bình thường, không phải là một ngôi mộ của những người khốn khổ như chúng ta thường nghe. Ông ấy nghèo, nhưng không phải là một người ăn mày, điều này khác xa với những câu chuyện xoay quanh cái chết của Mozart.

Khác với ngôi mộ của quý tộc, ngôi mộ bình thường có thể được đào lên sau mười năm. Đây là lý do tại sao người ta vẫn chưa biết tung tích hài cốt của ông.

Nơi an nghỉ của Mozart

Giữa cơn bão tuyết dữ dội, thi hài của Mozart được chuyên chở tới đất thánh ngoài cổng thành

6. Bản giao hưởng Jupiter

Bản giao hưởng cuối cùng của Mozart (số 41, K.551) được gọi là Bản giao hưởng Jupiter. Cái tên này được đặt ra bởi nghệ sĩ vĩ cầm, nhà soạn nhạc và diễn viên người Đức - Johann Peter Salomon sau cái chết của Mozart. Không ai thực sự biết tại sao ông lại gọi nó như vậy, nhưng cái tên này vẫn được giữ lại và trở nên phổ biến vào đầu những năm 1800.

7. Khiếu hài hước đặc biệt của Mozart

Mozart cũng như các thành viên khác trong gia đình mình, có một khiếu hài hước kỳ lạ, điều này thường xuyên được nhắc đến trong những bức thư của họ. Khi Thủ tướng Anh - Margaret Thatcher lần đầu tiên xem vở kịch Amadeus ở London vào năm 1979, bà đã khiển trách đạo diễn vở kịch về việc sử dụng các từ gồm bốn chữ cái.

Các nhà nghiên cứu cho biết rằng trong các lá thư của Mozart thường thể hiện khiếu hài hước "đặc biệt trẻ con" của ông. Những bức thư này đặc biệt hướng đến người em họ Maria Anna Thekla. Khi xem xét các bức thư và âm nhạc của ông, có một số giả thuyết rằng Mozart mắc phải hội chứng Tourette.

8. Mozart và Toán học: Tỷ lệ vàng (Golden Section)

Người ta thường nói rằng Mozart rất thích toán học. Nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện những phương trình toán học được viết ngoài lề của một số tác phẩm. Điều này dấy lên câu hỏi về việc Mozart có thể đã sử dụng Toán học trong quá trình sáng tác.

Không ai trả lời thỏa đáng tần suất áp dụng "tỷ lệ vàng" trong âm nhạc của ông nhưng có nhiều bằng chứng xác đáng chứng minh điều này. Kiểm tra các bản sonata piano, hoặc thậm chí toàn bộ các chương trong vở opera của ông (Màn II của “Cosi fan Tutti” là một ví dụ tuyệt vời), người ta có thể thấy rằng "tỷ lệ vàng" được áp dụng trong các bản nhạc một cách chuẩn xác.

Ở dạng sonata, các movement thường được chia thành một phần mô tả, theo sau đó là một phần phát triển và một phần tóm tắt lại. Ví dụ như: trong tác phẩm The first movement: Sonata No.1 in C major chứa 100 ô nhịp được chia hoàn hảo thành hai phần - 38 ô nhịp ở phần đầu tiên và 62 ô nhịp ở phần thứ hai; tỷ lệ 0,618; giống như "tỷ lệ vàng (Golden Section).

Nó không xuất hiện trong mọi tác phẩm nhưng nó có tần suất xuất hiện đáng kể gây sự ngạc nhiên cho không ít nhà nghiên cứu. 

Mozart là người yêu toán họcMozart rất yêu toán học và thích ứng dụng "tỷ lệ vàng" vào các tác phẩm âm nhạc

9. Mozart và Van Halen

Rocker huyền thoại người Mỹ gốc Hà Lan - Eddie van Halen đã đặt tên cho con trai nhạc sĩ của mình là Wolfgang van Halen theo tên của Mozart.

10. Bản concerto thứ hai dành cho piano

Mozart giống như nhiều nhà soạn nhạc vĩ đại khác, rất xuất sắc trong việc ứng tấu trên piano và sáng tác ngay tại chỗ. Trong một bức thư của mình gửi cho cha mình, ông đề cập đến bản concerto thứ hai cho piano (K. 382): "Bất cứ khi nào con chơi bản concerto này, con chơi bất cứ điều gì diễn ra với con vào lúc này. Cha không được cho phép bất kỳ ai khác chơi bản nhạc vì con đã đặc biệt sáng tác cho riêng mình."

11. 5 bản hòa tấu cho vĩ cầm

Vào năm 1775, Mozart đã viết 5 bản hòa tấu dành cho violin, đó là một kỳ tích đáng kể đối với bất kỳ nhà soạn nhạc cổ điển nào, nó còn được coi là đáng kinh ngạc hơn nữa khi Mozart sáng tác chúng khi chỉ mới 19 tuổi. 

Bạn còn phải ngạc nhiên hơn nữa, 5 bản hòa tấu là những tác phẩm đầu tiên của Mozart luôn được biểu diễn trong các tiết mục hòa nhạc của thế giới.

12. Mozart và Sáo

Mozart từng thú nhận là không thích sáo, ông chỉ sáng tác khi được yêu cầu. Trong một bức thư gửi cho cha mình, ông đã nói rằng ông thường sáng tác vào ban đêm và "Hơn nữa, cha biết rằng con trở nên khá chán nản bất cứ khi nào con bắt buộc phải viết cho một nhạc cụ (sáo) mà con không thể chịu đựng được."

Mozart không thích sáoMozart không thích sáo và chỉ sáng tác khi được yêu cầu

14. Mẹ Mozart qua đời

Cha của Mozart - Leopold Mozart đã gửi ông đến Paris vào năm 1778 cùng với mẹ anh, nhưng họ thực sự không có thời gian vui vẻ ở đó. Ông dành nhiều ngày để chơi nhạc cho những người giàu có, những người chỉ đơn giản là không quan tâm đến tài năng của ông. Mozart đã viết thư cho cha mình để phàn nàn về cách ông bị đối xử. "Họ sắp xếp để con đến chơi vào một ngày như vậy, con chơi nhạc và nghe thấy họ nói rằng "Ồ, thật là kỳ diệu, tuyệt vời quá, không thể tưởng tượng nổi! Và sau đó là "Tạm biệt!"

Không có tiền và chỉ có ít thức ăn, Mozart vĩ đại đã giảm bớt việc dạy học để kiếm tiền sau khi rong ruổi khắp các con phố để tìm việc làm. Mẹ ông sau đó bị ốm và qua đời trong khách sạn tồi tàn ở Paris. Lúc đó, Mozart chỉ mới 22 tuổi.

15. Kỹ thuật Virtuoso

Không giống như Chopin, người rất vui khi sử dụng các ngón đàn độc đáo trong các tác phẩm trên bàn phím, hay Beethoven, người cố tình sử dụng các ngón đàn khác lạ để khiến tác phẩm khó chơi hơn, còn trong các tác phẩm của Mozart, ông coi trọng việc nhấn ngón đúng lúc, kỹ thuật mượt mà, linh hoạt và một bàn tay ổn định. Ông không thích những kỹ thuật điêu luyện mà chỉ đơn giản là một cái cớ để phô trương.

Mozart, Chopin và BeethovenKỹ thuật của Mozart khác với Beethoven và Chopin, ông coi trọng việc nhấn ngón đúng lúc, mượt mà, linh hoạt và một bàn tay ổn định.

Hy vọng 15 sự thật trên về Mozart sẽ giúp bạn càng thêm mến mộ tài năng và cảm thương trước số phận của ông. Mozart qua đời khi chỉ mới 35 tuổi nhưng gia tài ông để lại cho thế giới thật đáng ngưỡng mộ. Ông là một trong số những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất trong thế giới nhạc cổ điển-người được mệnh danh là thiên tài của mọi thiên tài. Nhân loại dù trải qua bao nhiêu thế kỷ vẫn nhắc mãi tên ông!

G.N (Tổng hợp)

Xem thêm

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

Hotline: 028.6676.8606

Địa chỉ: 347 Điện Biên Phủ, P.4, Q.3, TP.HCM

Website: thegioinhaccu.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/minhphungmusic/