Âm Nhạc Giúp Giảm Stress Căng Thẳng Hiệu Quả

20/08/2020 2287

Âm nhạc giúp giảm stress và căng thẳng rất hiệu quả. Nghiên cứu của đại học Harvard - Mỹ được thực hiện với các bệnh nhân trải qua căng thẳng sau khi phẫu thuật được nghe nhạc đã bình phục nhanh hơn, huyết áp ổn định và giảm các hormone gây stress như adrenaline và cytokine interleukin-6 trong máu.

Trong mỗi thời đại của lịch sử loài người và trong mọi xã hội trên toàn cầu, âm nhạc giúp con người giao tiếp với nhau và bày tỏ mọi cung bậc cảm xúc. Không chỉ đơn giản là thể hiện cảm xúc, âm nhạc còn có thể chạm vào tâm hồn và thay đổi con người, như nhà soạn kịch người Anh William Congreve đã nói trong vở kịch The Mourning Bride vào năm 1697: "Âm nhạc có thể quyến rũ và mê hoặc cả những người thô lỗ nhất."

1. Âm nhạc giúp giảm stress cho bệnh nhân và bác sĩ

Bệnh tật và phẫu thuật có thể làm chúng ta trải qua stress nặng hơn những sự kiện thông thường khác. Âm nhạc có thể làm giảm căng thẳng trong những giây phút khó khăn và giúp vượt qua những thăng trầm của cuộc sống hay không? Một số nghiên cứu cho thấy âm nhạc có thể làm điều đó.

Một nghiên cứu từ New York làm thử nghiệm đối với bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau từ phẫu thuật: 40 bệnh nhân bị đục thủy tinh thể với độ tuổi trung bình là 74. Sau đó một nửa bệnh nhân được chỉ định ngẫu nhiên sẽ được chăm sóc theo chế độ bình thường; những người còn lại cũng được chăm sóc tương tự nhưng họ được nghe nhạc qua tai nghe trong và sau khi phẫu thuật.

Vào một tuần trước khi phẫu thuật, bệnh ở cả hai nhóm có huyết áp tương đương nhau với mức trung bình là 129/82 milimet Hg. Huyết áp trung bình ở cả hai nhóm đều tăng lên 159/92 ngay trước khi phẫu thuật và nhịp tim trung bình tăng 17 nhịp/phút. Nhưng những bệnh nhân không được nghe nhạc vẫn tăng huyết áp trong suốt cuộc phẫu thuật, trong khi huyết áp của những người nghe nhạc giảm nhanh chóng, với huyết áp tâm thu là 35mm Hg và huyết áp tâm trương là 24mm Hg. Những người nghe nhạc cũng báo cáo rằng họ cảm thấy bình tĩnh và thư giãn hơn trong quá trình phẫu thuật.

Các bác sĩ phẫu thuật cũng không gặp bất cứ vấn đề gì khi giao tiếp với bệnh nhân khi có âm nhạc. Và nghiên cứu trước đó cũng cho thấy rằng, các bác sĩ phẫu thuật ít có dấu hiệu căng thẳng và hiệu suất làm việc được cải thiện đáng kể.

2. Âm nhạc giúp giảm đau cho bệnh nhân

Một nghiên cứu khác trên 80 bệnh nhân trải qua phẫu thuật tiết niệu gây tê tủy sống cho thấy âm nhạc có thể làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc an thần bổ sung vào tĩnh mạch. Trong thí nghiệm này, các bệnh nhân có thể kiểm soát số lượng thuốc an thần mà họ nhận được trong quá trình phẫu thuật. Những bệnh nhân được chỉ định ngẫu nhiên để nghe nhạc cần ít thuốc giảm đau hơn những bệnh nhân nghe những tiếng ồn trong phòng phẫu thuật.

Trong các nghiên cứu về đục thủy tinh thể và phẫu thuật tiết niệu, bệnh nhân thường tỉnh táo trong khi phẫu thuật. Nhưng 1 nghiên cứu khác trên 10 bệnh nhân nặng sau phẫu thuật đã báo cáo rằng âm nhạc có thể làm giảm phản ứng căng thẳng ngay cả khi bệnh nhân không tỉnh táo. Tất cả các bệnh nhân này đều được tiêm propofol liều cao qua đường tĩnh mạch và được duy trì bằng máy thở trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU).

Phân nửa số bệnh nhân ngẫu nhiên được chỉ định đeo tai nghe chơi các bài nhạc tiết tấu chậm của Mozart trong khi nửa còn lại đeo tai nghe không phát nhạc. Bác sĩ không được biết bệnh nhân nào đang nghe nhạc. Kết quả cho thấy những người nghe nhạc cần ít propofol hơn để duy trì trạng thái an thần hơn những bệnh nhân chỉ đeo tai nghe không phát nhạc. Những người nghe nhạc cũng có huyết áp và nhịp tim thấp hơn cũng như giảm nồng độ hormone gây căng thẳng như adrenaline và cytokine interleukin-6 trong máu.

3. Thể loại âm nhạc giúp giảm stress

Cả 2 nghiên cứu trên đều không được chỉ định loại nhạc được sử dụng, trong khi thử nghiệm ICU sử dụng nhạc cổ điển chậm. Một nghiên cứu ở Ý trên 24 tình nguyện viên khỏe mạnh, một nửa trong số họ là nhạc công chuyên nghiệp, cho thấy rằng nhịp độ rất quan trọng. Những bài nhạc cổ điển có nhịp độ chậm hoặc nhạc thiền tạo ra hiệu ứng thư giãn cao, trong khi nhịp độ nhanh hơn tạo ra sự tập trung và sự kích thích, nhưng ngay sau khi tiếng nhạc sôi động ngừng lại, nhịp tim và huyết áp của đối tượng giảm xuống mức bình thường, cho thấy sự thư giãn.

Âm nhạc có thể giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và làm giảm nhẹ những nỗi đau trong cuộc sống. Quả là một món ăn kì diệu dành cho cơ thể phải không nào? Hãy thường xuyên nghe nhạc bạn nhé!

*Nghiên cứu được tiến hành bởi Harvard Medical School

G.N (Tổng hợp)

Xem thêm:

Mọi thắc mắc xin liên hệ:

Hotline: 028.6676.8606

Địa chỉ: 347 Điện Biên Phủ, P.4, Q.3, TP.HCM

Website: thegioinhaccu.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/minhphungmusic/